Luật Doanh nghiệp 2020 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những bổ sung mới về ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước. Luật bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2021, cụ thể là từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp nhà nước phải có Ban kiểm soát.
Quy định được ban hành như sau:
– Dựa vào quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không được quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó.
– Trong trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó sẽ kiêm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
– Một người có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng
Tiêu chuẩn đối với Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước:
– Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Kiểm soát viên phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát yêu cầu phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc.
– Thành viên của ban kiểm soát không được người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác
– Không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước
– Không phải là người lao động thuộc công ty
– Không phải là người có quan hệ gia đình với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty
– Không phải thành viên trong Hội đồng thành viên của công ty: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên khác của công ty.
– Đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát có quyền:
- Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, lịch sử giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành công ty của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Tham dự các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và những quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty;
- Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc và Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty;
- Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nhằm mục đích tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban Kiểm soát thực hiện những quyền và nghĩa vụ được giao;
- Các quyền khác tùy theo quy định tại Điều lệ công ty.
Ban Kiểm soát có nghĩa vụ:
- Theo sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển công ty;
- Giám sát và đưa ra đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên và các thành viên trong Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
- Theo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty;
- Kiểm tra tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
- Giám sát việc thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty; hợp đồng, giao dịch mua bán của công ty với các bên liên quan.
- Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
- Lập bản báo cáo và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g thuộc khoản 1 Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quy định tại Điều lệ công ty.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quyết định từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp nhà nước phải có Ban kiểm soát. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn !