Thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân mới nhất

Chuyển tuyến là nhu cầu của hầu hết các bệnh nhân khi muốn nhập viện đúng nơi mình tin tưởng.

Tuy nhiên, không phải cứ muốn chuyển là được, phải hoàn thành tất cả quy định và thủ tục được quy định từ trước. Vậy thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân mới nhất sẽ được chúng tôi cập nhật chính xác, đầy đủ nhất và chia sẻ cho các bạn qua bài viết dưới đây.

Thế nào là chuyển tuyến khám chữa bệnh?

Hiện nay, mặc dù đã qua rất nhiều năm nhưng vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về việc chuyển tuyến khám chữa bệnh. Hiểu một cách nôm na, chuyển tuyến là nguyện vọng được chuyển từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo nhu cầu của người bệnh.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh chính là tên gọi khác của chuyển tuyến bảo hiểm y tế bởi khi khám chữa bệnh thì bệnh nhân mới được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Các loại chuyển tuyến BHYT

Các loại chuyển tuyến BHYT

Chuyển tuyến bảo hiểm y tế được chia làm bốn loại: chuyển trái tuyến, vượt tuyến, đúng tuyến và chuyển tuyến điều trị:

  • Chuyển trái tuyến là trường hợp dù bất kỳ lý do nào, bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khác với cơ sở khám chữa bệnh đã đăng ký trước đó. Tuy nhiên, cơ sở khám chữa bệnh chuyển tới phải cùng cấp với cơ sở khám chữa bệnh trước đó.
  • Chuyển vượt tuyến là trường hợp bệnh nhân chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh khác với cơ sở khám chữa bệnh đăng ký ban đầu. Cơ sở khám chữa bệnh mới phải là cơ sở trên tuyến cơ sở cũ.
  • Chuyển đúng tuyến là trường hợp người bệnh đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở cấp xã, huyện hoặc cấp tương đương
  • Chuyển tuyến điều trị: đây là trường hợp người điều trị cho bệnh nhân có quyền chuyển tuyến cho bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khác khi thấy vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của mình.

Bạn quan tâm đến khoá học kế toán? Tìm hiểu ngay khoá học kế toán Hải Phòng

3 trường hợp chuyển tuyến BHYT

Các trường hợp chuyển tuyến BHYT được chia làm 4 trường hợp sau đây:

  • Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên theo trình tự: từ tuyến xã (phường) lên tuyến huyện (quận), từ tuyến huyện (quận) lên tuyến tỉnh (thành phố), từ tuyến tỉnh (thành phố) lên tuyến trung ương.
  • Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
  • Chuyển người bệnh trong cùng tuyến cơ sở khám chữa bệnh.

Điều kiện để được chuyển tuyến

Mỗi một trường hợp chuyển tuyến cần có những điều kiện nhất định để người bệnh có thể chuyển tuyến đúng như mong muốn.

Điều kiện để được chuyển tuyến

  • Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
  • Người bệnh mắc các bệnh không phù hợp với năng lực điều trị, cơ sở vật chất trang thiết bị ở tuyến dưới.
  • Trước khi chuyển tuyến, người bệnh và người trực tiếp điều trị phải đồng thời đồng ý và có những hội chẩn cần được chuyển tuyến cao hơn.
  • Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được điều trị thành công và bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới trong quá trình hồi phục.
  • Chuyển người bệnh trong cùng tuyến cơ sở khám chữa bệnh:
  • Do các lý do khách quan, không phù hợp, không đủ khả năng điều trị, không đủ cơ sở vật chất trang thiết bị.
  • Do cơ sở khám chữa bệnh quá tải bệnh nhân, cần chuyển tuyến để người bệnh được chăm sóc và theo dõi sát sao nhất.
  • Bệnh phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh khác nên cần được chuyển bệnh nhân để phù hợp với chuyên môn của từng cơ sở khám chữa bệnh.

Thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân mới nhất

Khi đã đủ điều kiện để chuyến tuyến cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cần làm những thủ tục sau để đưa bệnh nhân tới cơ sở mới:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh đang đảm nhiệm bệnh nhân có thông báo và giải thích lý do chuyển bệnh nhân cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân,

Bước 2: Những người có thẩm quyền chuyển bệnh nhân ký giấy chuyển:

  • Với trường hợp là cơ sở KCB trung ương thì người đứng đầu hoặc người được ủy quyền lĩnh vực chuyển tuyến sẽ ký giấy
  • Với trường hợp là cơ sở KCB tư nhân thì người đứng đầu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn ký giấy.
  • Với trường hợp là cấp cứu thì người túc trực ca cấp cứu đó phải có trách nhiệm về việc chuyển và ký giấy chuyển.

Bước 3: Người chịu trách nhiệm tại cơ sở KCB cũ cần liên lạc với người chịu trách nhiệm tại cơ sở KCB mới và chuẩn bị các phương án phát sinh trong quá trình chuyển.

Thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân mới nhất

Bước 4: Nếu như người bệnh đang trong quá trình cấp cứu hoặc cần sự hỗ trợ của cơ sở KCB mới thì người chịu trách nhiệm tại cơ sở KCB mới phải chuẩn bị trước khi bệnh nhân tới.

Bước 5: Bàn giao người bệnh và giấy chuyển bệnh nhân từ cơ sở KCB cũ sang cơ sở KCB mới.

Lưu ý: nếu như bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nặng hoặc trong quá trình cấp cứu thì phải có người có chuyên môn di chuyển cùng bệnh nhân trong quá trình sang cơ sở KCB mới.

Tất cả những thông tin trong bài viết của chúng tôi đều được cập nhật nhanh và chính xác nhất từ các thông tư do các cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra. Hy vọng những thông tin về thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân được chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn và cảm ơn bạn đã lựa chọn và đọc bài viết của chúng tôi!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

ĐĂNG KÝ
TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ
NHẬN QUÀ TẶNG KHI HỌC