Quản trị doanh nghiệp là quá trình sử dụng các cơ chế, quy định để điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Đây là một lĩnh vực rộng đòi hỏi sự logic và khéo léo để một doanh nghiệp làm việc có hiệu quả. Với lĩnh vực này, ta có 7 cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong quản trị doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 7 cụm từ này.
BSC Thẻ điểm cân bằng
BSC là công trình nghiên cứu được công bố năm 1992 của hai Giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton.
BSC là một công cụ quản lý đứng thứ 6 trong top 10 công cụ quản lý được sử dụng phổ biến nhất thế giới( theo hãng tư vấn Bian)
BSC hay Balanced Scorecard, tên tiếng Việt: “Thẻ điểm cân bằng”. Đây là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, được áp dụng cho mọi tổ chức. Nói một cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể.
Trong thẻ điểm cân bằng, có 4 khía cạnh chính doanh nghiệp cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược:
Khía cạnh tài chính
Khía cạnh học hỏi và tăng trưởng
Quy trình nội bộ doanh nghiệp
Khía cạnh khách hàng.

Các công ty sử dụng Thẻ điểm cân bằng BSC thì mang lại lợi ích gì?
Làm rõ và truyền đạt tầm nhìn và chiến lược bằng các con số cụ thể, con số biết nói.
Đánh giá dựa trên các kết quả thu về. Từ đó phân tích tính hiệu quả của kế hoạch.
Hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch, lập mục tiêu, bổ sung, sửa đổi và cải tiến kế hoạch.
Đem lại các phản hồi và giúp doanh nghiệp học hỏi những kiến thức mang tính chiến lược.
Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập công ty tại Hải Phòng
KPI Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc
KPI – tiếng anh là Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đang được nhiều chuối doanh nghiệp sử dụng. Đây là công cụ dùng số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu để phản ánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của một dự án, một chiến lược hay của toàn bộ doanh nghiệp.
KPI cũng được dùng để đánh giá hiệu quả làm việc của các bộ phận, các cá nhân trong công ty, doanh nghiệp.
Chỉ số KPI
Bằng việc sử dụng KPI trong đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc, doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng công việc, tiến độ bằng việc ra chỉ tiêu rõ ràng. Từ đó, góp phần đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của họ một cách minh bạch, dễ dàng, cụ thể và đơn giản hơn. Người lao động cũng dễ dàng biết chính xác mục tiêu làm việc của mình.
KPI hiện nay đang được chia làm 2 loại chính dựa trên tính chất của chúng:
1. KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến lược
2. KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến thuật( Các chiến thuật được dùng để nâng cao hiệu quả cho 1 chiến lược cụ thể nào đó)
Bộ từ điển năng lực.
Bộ từ điển năng lực là một công cụ giúp sắp xếp, đánh giá năng lực của tổ chức, tổ nhóm,doanh nghiệp. Việc chuyên biệt hóa năng lực giúp cho việc tổ chức, khai thác nguồn lao động được tốt hơn, tối ưu hóa quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả công việc.
Các năng lực được chuẩn hóa một cách phù hợp với giá trị cốt lõi, đặc thù tính chất của từng công việc.
Bên cạnh các năng lực chuyên môn, lao động cũng cần có các kỹ năng, hành vi phù hợp, mở rộng để đáp ứng và hoàn thành công việc được giao, đồng thời duy trì môi trường làm việc năng động.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một bộ từ điển năng lực khác nhau tùy vào tính chất công việc, chiến lược kinh doanh, tác phong hoạt động, văn hóa lao động của họ. Kết cấu của 1 bộ từ điển năng lực thường có 3 nhóm năng lực cơ bản sau :
Nhóm năng lực chung;
Nhóm năng lực chuyên môn/ đặc thù;
Nhóm năng lực quản lý;
Cơ chế trả lương 3P
3P bao gồm POSITION – PERSON – PERFORMANCE
Cơ chế 3P
Cơ chế Pay for Position – Cơ chế trả lương theo vị trí.
Cơ chế Pay for Person – Cơ chế trả lương theo cá nhân.
Cơ chế Pay for Performance – Cơ chế trả lương dựa trên kết quả công việc ( trả theo năng lực)
Cơ chế mới này không quá chú trọng đến bằng cấp, thâm niên như cơ chế trả lương cũ. Từ đó, tiền lương được trả theo đúng năng lực, vị trí, tiến độ công việc. Nói cách khác, tạo ra bao nhiêu giá trị, chúng ta sẽ được nhận về từng đó giá trị.
ERM Quản trị rủi ro.
ERM (Enterprise Risk Management) là một hệ thống giúp doanh nghiệp tính toán trước các rủi ro trong kinh doanh, sản xuất. Từ đó đề ra các phương án giúp giảm thiểu tác động của rủi ro lên doanh nghiệp và đồng thời tối đa hóa các thời cơ mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
VD: Rủi ro khủng hoảng tài chính, Rủi ro luật lệ và tuân thủ luật lệ, Rủi ro suy thoái sâu rộng, Rủi ro thay đổi khí hậu, Rủi ro đối thủ cạnh tranh mới, Rủi ro cắt giảm chi phí,…
CRM Quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị quan hệ khách hàng CRM
CRM (Customer Relationship Management) – Quản trị quan hệ khách hàng. Khách hàng là nguồn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng dần trở thành mục tiêu gắn bó lâu dài của nhiều doanh nghiệp. Đây được xem là một chiến lược bền vững để khách hàng quay lại với doanh nghiệp nhiều lần, hay nói cách khác, lợi nhuận quay lại với doanh nghiệp nhiều lần.
Các thông tin về khách hàng như tên tuổi, số điện thoại, gmail, sở thích để là tài sản có giá trị đối với công ty.
ERP Quản trị nguồn lực.
ERP( Enterprise Resource Planning): Hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp.
Đây là hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý các nguồn lực như: vật tư, kế toán, máy móc sản xuất, lao động, dự án,…. Tất cả đề là nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng, cùng tham gia vào quá trình kinh doanh, sản xuất để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản lý các nguồn lực này một cách khoa học, chuẩn quốc tế, nhanh chóng, đơn giản và chuyên nghiệp.
Như vậy, 7 cụm từ cũng chính là 7 khái niệm được áp dụng và khiến cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực hơn.