Quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là một khía cạnh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Để phòng ngừa rủi ro đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 3 tuyến phòng vệ. Vậy mô hình 3 tuyến phòng vệ trong quản trị doanh nghiệp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của 3 tuyến phòng vệ
Để thiết lập lên 3 tuyến phòng vệ, người nghiên cứu cũng phải dựa trên những hiện trạng thực tế trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, mối quan hệ của ba tuyến phòng vệ rất chặt chẽ với nhau không thể thiếu 1 trong 3 tuyến và bạn phải kết hợp thật hài hòa để người thực hiện không bị nhầm nhiệm vụ của nhau.
Rủi ro chính là những thiệt hại xảy ra trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng không muốn rủi ro xảy ra và phải dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro ở bất kể hoạt động nào của doanh nghiệp.
Những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu đã đề ra ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng là rủi ro tiêu cực mà có khi chúng lại là rủi ro tích cực. Đây chính là quy luật 2 mặt rủi ro.
Tầm quan trọng của 3 tuyến phòng vệ
Chính vì những lý do trên mà mô hình 3 tuyến phòng vệ được đưa ra và áp dụng vào các doanh nghiệp hiện nay. Có thể mô hình này không ngăn chặn được rủi ro nhưng điều này có thể giúp doanh nghiệp phát hiện rủi ro một cách nhanh chóng hơn.
Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập công ty tại Hải Phòng
Mô hình 3 tuyến phòng vệ trong quản trị doanh nghiệp
Thông thường, để hoàn thành đầy đủ mô hình phòng vệ cho một doanh nghiệp cần có 3 tuyến chính:
Tuyến phòng vệ thứ nhất
Tuyến phòng vệ thứ nhất là hoạt động kiểm soát nội bộ trong các quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các phòng ban dưới. Để thực hiện tuyến phòng vệ này phụ thuộc chính vào hoạt động kiểm soát của ban lãnh đạo qua những biện pháp kiểm soát nội bộ.
Ngoài ra, tuyến phòng vệ thứ nhất này còn có tên gọi dễ hiểu hơn là quản lý hoạt động. Bằng những hoạt động cơ bản như: chấm công, kiểm tra chất lượng, phê duyệt,…ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải kiểm tra cụ thể những hoạt động của giấy tờ, hóa đơn,…ra và vào để tránh những rủi ro sau này.
Có thể nói, đưa tuyến phòng vệ này lên thứ nhất bởi doanh nghiệp phải kiểm soát được những hoạt động nhỏ lẻ, phát hiện lỗi sai để khắc phục trước khi chúng trở thành lỗ hổng lớn sau này bởi quy mô lỗi sai càng lớn thì càng khó sửa.
Mô hình 3 tuyến phòng vệ trong quản trị doanh nghiệp
Tuyến phòng vệ thứ hai
Tuyến phòng vệ thứ hai này được gọi là quản lý rủi ro và các chức năng tuân thủ. Ở tuyến phòng vệ thứ hai này bao gồm các hoạt động như: kiểm soát tài chính, đảm bảo an ninh, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, thanh tra và tuân thủ.
Để quản lý được những rủi ro tiềm tàng trong doanh nghiệp, bạn cần tuân thủ những chức năng đã được hoạch định sẵn, tránh bỏ bước hay nhảy bước khiến việc quản lý trở lên khó khăn hơn khi có rủi ro.
Căn cứ theo quy mô rủi ro và điều kiện tài chính của mỗi doanh nghiệp để có thể đưa ra phương pháp giải quyết rủi ro một cách phù hợp. Chính vì vậy, tuyến phòng vệ này thuộc về quyền năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Tuyến phòng vệ thứ ba
Tuyến phòng vệ thứ ba này được gọi là kiểm toán nội bộ. Đây được coi là tuyến phòng vệ quan trọng nhất nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Công việc ở tuyến phòng vệ này chính là kiểm tra lại những hoạt động của hai tuyến phòng vệ trên.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là, khi ban kiểm soát phát hiện ra những lỗi tiềm ẩn rủi ro, trước khi đưa lên hội đồng quản trị thì cần kiểm tra lại xem có đúng không, sự tiềm ẩn rủi ro này lớn hay nhỏ,… Công việc kiểm tra lại đó chính là công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Tình trạng phòng vệ trong các doanh nghiệp hiện nay
Luôn được khuyến khích áp dụng nhưng mô hình 3 tuyến phòng vệ chưa được thực hiện thật sự đầy đủ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một vài tình trạng dưới đây về mô hình 3 tuyến phòng vệ vẫn còn xảy ra ở nước ta:
Tình trạng phòng vệ trong các doanh nghiệp hiện nay
- Chỉ thực hiện 2 trong 3 tuyến phòng vệ bởi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt được nhiệm vụ cụ thể của từng tuyến phòng vệ.
- Việc áp dụng 3 tuyến phòng vệ hầu hết chỉ được áp dụng ở ngân hàng hoặc những tổ chức tài chính lớn bởi những doanh nghiệp sản xuất thường chú trọng vào khâu sản xuất hơn là quản lý rủi ro.
- Tuyến phòng vệ thứ 3 là kiểm toán nội bộ quan trọng nhất nhưng còn bị xem nhẹ và thường bỏ qua tuyến phòng vệ này.
- Thường giao phó trách nhiệm cho bộ phận Ban Kiểm Soát tuy nhiên theo mô hình doanh nghiệp quốc tế đang dần loại bỏ bộ phận Ban Kiểm Soát này và thay vào đó là bộ phận Kiểm toán nội bộ.
- Bên cạnh đó, do những doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân lực không đủ nên thường bỏ qua bộ phận kiểm toán nội bộ.
Với những chia sẻ của chúng tôi về mô hình 3 tuyến phòng vệ trong quản trị doanh nghiệp, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của mỗi tuyến phòng vệ trong mô hình này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!