Kiểm toán nội bộ là bộ phận hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi một công ty, nhất là những công ty lớn như công ty cổ phần.
Tuy nhiên kiểm toán nội bộ vẫn chưa được chú trọng trong các công ty ở Việt Nam có lẽ một phần bởi chúng ta chưa hiểu rõ về chức vụ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiểm toán nội bộ trong bài viết dưới đây nhé!
Kiểm toán nội bộ là gì?
Trước khi tìm hiểu về kiểm toán nội bộ thì phải tìm hiểu khái niệm của kiểm toán trước – một chức vụ quen thuộc hơn trong các công ty nước ta.
Kiểm toán là gì?
Kiểm toán và kế toán là hai khái niệm và có công việc ngược lại của nhau. Nếu như kế toán là công việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính của một công ty qua báo cáo tài chính thì kiểm toán chính là kiểm tra những thông tin đó.
Kiểm toán nội bộ là gì?
Để biết chắc rằng những thông tin mà kế toán đưa ra chính xác và phù hợp với những quy định đã đưa ra thì kiểm toán sẽ kiểm tra và xác thực bằng nghiệp vụ của chính mình. Hiện nay, hầu hết các vị trí kiểm toán đều được làm trong các cơ quan thuế nhằm mục đích kiểm tra tài chính của công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là trường học,….
Kiểm toán nội bộ khác gì với kiểm toán chung?
Suy nghĩ một cách dễ hiểu thì nội bộ chính là người làm việc trong doanh nghiệp và có trách nhiệm đưa doanh nghiệp tốt hơn. Kiểm toán nội bộ cũng tương tự như vậy. Kiểm toán nội bộ là chức vụ tư vấn những vấn đề liên quan đến rủi ro cho công ty (quản lý rủi ro) nhằm gia tăng giá trị và phát triển công ty.
Kiểm toán độc lập là công việc bao quát hơn kiểm toán nội bộ. Họ chỉ có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác của báo cáo tài chính mà người kế toán đưa ra. Còn kiểm toán nội bộ phải đưa ra những kế hoạch và hướng đi tiếp theo có phù hợp hay không dựa vào sự chính xác của bản báo cáo tài chính mà kiểm toán độc lập đã kiểm tra.
Như vậy, kiểm toán độc lập không có trách nhiệm quản lý rủi ro mà chỉ kiểm tra độ chính xác của kế toán.
Bạn quan tâm đến khoá học kế toán? Tìm hiểu ngay khoá học kế toán Hải Phòng
Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong công ty?
Để biết được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mục đích của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
- Đánh giá về tính thích hợp với các cơ chế và chính sách sau khi kiểm toán độc lập đã kiểm tra,
- Tư vấn và định hướng ban giám đốc đưa ra các quyết định đúng đắn với tình hình tài chính và mong muốn của công ty.
Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong công ty?
Nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ là gì?
Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của thông tin tài chính, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán trong công ty
- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong việc bảo vệ tài sản của đơn vị
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, cải tiến tình hình hoạt động và sự phát triển trong công ty.
Chức năng của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ bao gồm 3 chức năng chính như sau:
- Phân tích chiến lực hiện tại và dự đoán tương lai
- Quản lý rủi ro và ngăn ngừa, khắc phục các hậu quả rủi ro trong kinh tế thông qua việc rà soát các thông tin.
- Kiểm tra các hoạt động tài chính trong công ty
Chức năng của kiểm toán nội bộ
Công việc cụ thể của kiểm toán nội bộ cần phải làm
Với những nhiệm vụ và chức năng kể trên chắc hẳn bạn thấy kiểm toán nội bộ là một công việc khá khó khăn và đòi hỏi một người có đầu óc nhanh nhạy và thông minh, logic. Vậy công việc cụ thể của kiểm toán nội bộ cần phải làm là gì?
- Trực tiếp giám sát các hoạt động của quy trình kiểm toán bao gồm: độ tin cậy của báo cáo tài chính, quản lý rủi ro, quản lý tài sản, tuân thủ các chu trình được pháp luật quy định.
- Phân tích các báo cáo tài chính của kế toán, kiểm toán độc lập
- Lập các báo cáo tài chính tổng quát và trình lên các ban giám đốc
- Tư vấn một cách cụ thể, chính xác và độc lập cho ban giám đốc về tình hình biến động của công ty
- Xác định các vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp và đưa ra phương án xử lý thích hợp
- Đánh giá rủi ro, xây dựng kế hoạch chi tiết về hoạt động tài chính của công ty hàng năm để cải thiện hơn.
- Bên cạnh những công việc trên, một nhân viên kiểm toán nội bộ còn có thể hướng dẫn cho nhân viên mới về công việc cần phải làm theo yêu cầu của cấp trên.
Như vậy, có thể nói, để hoàn thành tốt một công việc của kiểm toán nội bộ bạn không chỉ cần phải thông minh, kỹ năng chuyên môn vững vàng mà còn phải khôn khéo, nhanh trí và biết xử lý tình huống một cách nhanh chóng nhất.
Đó là tất cả những thông tin cơ bản xung quanh công việc kiểm toán nội bộ trong một công ty, doanh nghiệp cụ thể. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và những công ty ở Việt Nam hiện nay hiểu hơn về tầm quan trọng của vị trí kiểm toán nội bộ.