Để nắm bắt được quy định của pháp luật về kinh doanh một cách thông minh và chính xác, bạn cần biết cách phân biệt hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế một cách rõ ràng.
Do cả 2 loại hàng này đều không cần đóng thuế, nhiều người lầm tưởng và cho rằng hai khái niệm này là giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt của chúng là khá nhiều và sẽ là vấn đề bạn cần lưu tâm để thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.
Điểm giống nhau giữa hàng chịu thuế 0% và không chịu thuế là gì ?
Hiện nay, bất kỳ hoạt động kinh doanh mặt hàng, loại hàng hóa nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế, tức là nộp thuế GTGT cho Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều loại hàng hóa không chịu thuế và nhiều loại hàng chịu thuế 0%. Điểm giống nhau lớn nhất và duy nhất giữa 2 loại hàng này chính là chủ thể không phải nộp bất kỳ một khoản thuế nào đối với loại hàng này.
Điểm giống nhau giữa hàng chịu thuế 0% và không chịu thuế
Do sự giống nhau ở trên, rất nhiều người lầm tưởng rằng hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế là một. Tuy nhiên, bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại hàng này.
Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng
Các yếu tố giúp phân biệt hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế
Việc phân biệt hàng chịu thuế 0% và hàng không chịu thuế sẽ dễ dàng hơn khi dựa vào các tiêu chí sau :
Khác nhau về đối tượng áp dụng
Pháp luật quy định cụ thể về các loại hàng hóa chịu thuế 0% như sau : hàng hóa xuất, nhập khẩu, các sản phẩm hàng hóa bán cho các cửa hàng được miễn thuế. Ngoài ra, các hàng chịu thuế 0% còn bao gồm các hoạt động xây dựng, đầu tư cho sản xuất công trình doanh nghiệp chế xuất.
Chi phí vận tải quốc tế và các hàng hóa trong danh sách không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu cũng là một dạng hàng hóa chịu thuế 0%. Nhìn chung, các loại hàng hóa chịu thuế 0% là hàng xuất, nhập khẩu và chế xuất trong nước.
Phân biệt hàng chịu thuế 0% và hàng không chịu thuế
Các chi phí chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, hoạt động cấp tín dụng, đầu tư ra nước ngoài cũng thuộc diện chịu thuế 0%.
Các dịch vụ liên quan trực tiếp và thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống của người dân mà không có mục đích kinh doanh sinh lời; các hàng hóa xuất khẩu và hoặc được bán với mục đích cứu trợ, viện trợ nhân đạo cho các quốc gia khác,…Hàng chịu thuế 0% không bao gồm chi phí xăng, dầu cho oto mua nội địa của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong khu phi thuế quan, oto bán trong khu phi thuế quan,…
Bên cạnh đó, các hàng hóa không chịu thuế bao gồm : các sản phẩm nông sản, trồng trọt, chăn nuôi chưa được chế biến thành các sản phẩm bán trên thị trường; các loại vật tư vật liệu để kích thích sản xuất nông nghiệp khó phát triển, hỗ trợ tư liệu sản xuất không sản xuất được trong nước,…
Hàng không chịu thuế còn gồm có nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước và được dùng cho cá nhân thuê; sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển với thành phần chính là Natriclorua.
Quy định về đối tượng áp dụng của 2 loại này đều được quy định rõ ràng trong Điều 4 và Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Khác nhau về nghĩa vụ kê khai thuế
Nếu như các chủ thể có hàng hóa thuộc diện chịu thuế 0% vẫn phải kê khai thuế GTG ( vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế ) thì các chủ thể có hàng hóa không chịu thuế không cần phải kê khai thuế GTGT (không phải là đối tượng chịu thuế ).
Ngoài ra, hàng hóa chịu thuế 0% được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nhưng hàng hóa không chịu thuế không được khấu trừ loại thuế này. Các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ hàng chịu thuế 0% được hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định còn hàng không chịu thuế thì không được hoàn thuế GTGT đầu vào.
Khác nhau về ý nghĩa
Để phân biệt hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế, ta cũng có thể dựa vào ý nghĩa của chúng. Hai loại hàng không chịu thuế và hàng chịu thuế 0% mang 2 ý nghĩa khác nhau đối với nền kinh tế nhà nước. Các loại hàng hóa chịu thuế 0% mang ý nghĩa khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, tiêu thụ dịch vụ sang các quốc gia khác.
Ý nghĩa của hàng chịu thuế 0% và không chịu thuế
Trong khi đó hàng không chịu thuế có vai trò khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân ở trong nước. Ngoài ra, hàng không chịu thuế còn có ý nghĩa thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới trong xã hội, nâng cao chất lượng an sinh xã hội.
Việc phân biệt rõ ràng hàng hóa được chịu thuế 0% và hàng hóa không chịu thuế rất quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được sự khác biệt cơ bản giữa 2 dạng hàng hóa này để phục vụ tốt hơn cho mục đích kinh doanh, sao cho vừa hiệu quả, vừa phù hợp với quy định của pháp luật.