Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ tức là kê khai không chính xác so với số vốn điều lệ thực tế. Vậy thì không biết việc khai khống vốn điều lệ có được hay không và các doanh nghiệp có thể góp lại vốn điều lệ sau khi khai khống được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này nhé!
Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Hải Phòng
Trong mỗi công ty, số vốn điều lệ đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở để phân chia lợi nhuận đồng thời thể hiện quyền và lợi ích hợp pháp giữa các thành viên, cổ đông với nhau. Do vậy mà Luật doanh nghiệp đã ban hành những quy định cũng như các trình tự thủ tục đăng ký lần đầu hay thay đổi vốn điều lệ của công ty cùng các chế tài nếu vi phạm quy định về đăng ký vốn điều lệ.
Khai khống vốn điều lệ có được hay không?

Hiện nay, việc khai khống vốn điều lệ không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Vì vậy, pháp luật đã ban hành các quy định theo Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
- Các hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 5 điều 17: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”
Khai khống vốn điều lệ có được hay không? Câu trả lời khách quan nhất là đương nhiên việc kê khai vốn điều lệ không chính xác sẽ vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc kê khai trung thực chính xác số vốn điều lệ là trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký”
Biện pháp khắc phục theo khoản 3 điều 17: “Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định”
Theo các quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, việc công ty kê khai số vốn điều lệ không trung thực là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hành vi này bị các cơ quan chức năng phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký điều chỉnh lại số vốn Điều lệ bằng số vốn đã góp.
Góp lại vốn điều lệ sau khi khai khống có được không?
Căn cứ theo khoản 3 điều 112:
“Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua…”
Trường hợp, cổ đông không thanh toán đầy đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
Trường hợp muốn góp lại vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật.
Nếu xảy ra tranh chấp với khách hàng trong trường hợp cổ đông không góp đủ vốn vào doanh nghiệp thì sẽ có các trường hợp sau:
1 – Nếu tranh chấp giữa công ty và khách hàng phát sinh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty thành lập và cũng là ngày cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014:
“4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn 90 ngày”.
2 – Nếu tranh chấp phát sinh sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty thành lập theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014.
“c. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”.
Khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:
“4. …Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều 112″.
Như vậy, các thành viên và cổ đông của doanh nghiệp có thể góp lại vốn điều lệ sau khi khai khống tuy nhiên doanh nghiệp phải điều chỉnh lại vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.
Kết luận
Bài viết trên là lời giải đáp khách quan nhất cho câu hỏi: “Góp lại vốn điều lệ sau khi khai khống có được không?”. Hi vọng thông tin trên hữu ích với các bạn!