Giải thể doanh nghiệp là một điều mà không một chủ doanh nghiệp nào muốn xảy ra. Nhưng đứng trước những khó khăn mà không thể gỡ thì đây là một cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và của người lao động.
Vậy Giải thể doanh nghiệp là gì? Những lý do gì xảy ra giải thể doanh nghiệp? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Giải thể doanh nghiệp được hiểu là gì?
Giải thể được hiểu là sự không còn hoặc làm cho doanh nghiệp đó không còn đủ các điều kiện để có thể tồn tại như một chỉnh thể, một tổ chức nữa.
Theo đó, việc giải thể doanh nghiệp được hiểu là một việc chấm dứt các tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp đó.
Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng nhanh chóng
Một số lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp

Do doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và kéo dài
Đây có thể được xem là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến việc giải thể của doanh nghiệp hiện nay.
Việc doanh nghiệp gặp những khó khăn trong việc kinh doanh là điều không tránh khỏi, nhưng nếu doanh nghiệp không biết cách vượt qua được những khó khăn đó sẽ dẫn đến việc giải thể của doanh nghiệp đó.
Do các chiến lược kinh doanh không thực tế, không bắt kịp những xu hướng đổi mới
Chiến lược kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp
Việc những doanh nghiệp thiếu các chiến lược, cũng như không biết áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp đó sẽ bị đẩy lùi về sau không có cơ hội phát triển mới.
Nguồn vốn hạn chế, không có sự chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới
Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh hoặc việc không kéo được thị trường mới, thị trường mới tiềm năng thì dẫn đến sự giải thể rất sớm.
Do những ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô, thiên tai dịch bệnh
Những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu của thị trường xuống thấp dẫn đến doanh nghiệp không phát triển hoặc phát triển cầm chừng.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp xảy ra
Giải thể doanh nghiệp sẽ có 02 trường hợp đó là giải thể tự nguyện hoặc là giải thể bắt buộc. Căn cứ theo khoản 1 của Điều 201 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 năm 2014, thì các doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

Đối với trường hợp các doanh nghiệp Giải thể tự nguyện
– Doanh nghiệp kết thúc thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, khi hết thời hạn này, nếu các thành viên không muốn gia hạn hoạt động thì công ty phải tiến hành việc giải thể.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc do sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp
Doanh nghiệp giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần.
Trường những hợp này, quyết định giải thể bắt nguồn từ sự tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.
Việc giải thể có thể do lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài… doanh nghiệp lựa chọn giải thể để thu hồi vốn hoặc để chuyển sang loại hình kinh doanh khác.
Đối với các doanh nghiệp Giải thể bắt buộc
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Đối với một số loại hình doanh nghiệp hiện nay, số lượng thành viên cần có đủ tối thiểu là một trong những điều kiện để tồn tại và hoạt động.
Ví dụ như đối với các công ty hợp danh sẽ phải có ít nhất 02 cá nhân là thành viên hợp danh, được căn cứ theo khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo đó, khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu thì các công ty cần phải bổ sung thành viên cho đủ số lượng tối thiểu.
Nếu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không bổ sung đủ thành viên hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác thì phải tiến hành giải thể doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp, căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật số 68/2014/QH13 năm 2014.
Do đó, việc doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước không công nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp cần phải triệu tập họp lại và để quyết định giải thể.
Trên đây là những nội dung bạn cần biết về giải thể doanh nghiệp, và những lý do xảy ra giải thể doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng từ những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.