Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

    Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. 

Tùy vào quy mô, đặc điểm cũng như cơ cấu tổ chức quản lý mà chủ sở hữu sẽ phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ cụ thể hóa lại các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay để mọi người có thể nắm rõ.

1. Công ty TNHH một thành viên

– Đây là một loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu là 1 tổ chức hoặc cá nhân. Theo đó, chủ sở hữu công ty đứng ra chịu tất cả trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

– Đặc điểm của Công ty TNHH một thành viên:

+ Tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty đều do chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định.Ngoài ra, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

+ Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch và Giám đốc

+ Công ty TNHH một thành viên không được quyên phát hành cổ phiếu

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập công ty tại Hải Phòng

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Thành viên trong công ty TNHH hai thành viên có thể là các cá nhân hoặc tổ chức

+ Số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người

+ Các thành viên trong công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

+ Các phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng dựa theo các điều khoản đã được quy định từ trước

+ Tương tự như công ty TNHH một thành viên tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phép phát hành cổ phiếu

3. Công ty cổ phần

– Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:

+ Số vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần

+ Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân

+ Quy định về số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không có giới hạn số lượng tối đa

+ Tương tự như loại hình doanh nghiệp khác, các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

+ Cổ đông được chuyển giao quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 theo Luật Doanh nghiệp 2014.

+ Tổ chức, cá nhân trong công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

4. Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty

– Tương tự như loại hình công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ được đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, do duy nhất một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản và toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân tuy nhiên chủ doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác điều hành cũng quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

5. Công ty hợp danh

    Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:

+ Phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh thì có thể có thêm các thành viên góp vốn

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân và đứng ra chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

+ Thành viên góp vốn chỉ phải chịu các trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Khác với công ty cổ phần, công ty hợp danh không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Kết luận

    Bài viết trên đã cung cấp cụ thể toàn bộ những đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay mà các bạn có thể tham khảo. 

Hi vọng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về từng loại hình doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết post

Trả lời

ĐĂNG KÝ
TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ
NHẬN QUÀ TẶNG KHI HỌC