Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp khá phức tạp, đòi hỏi người thành lập hay quản lý phải nắm rõ các quy định để tổ chức điều hành công ty phát triển. Để làm rõ hơn về mô hình này, Công ty TNHH Tư vấn ACC Đại lý thuế Tân Bình Minh sẽ hệ thống 8 quy định đáng chú ý nhất về Công ty cổ phần.
1. Thế nào là Công ty cổ phần?
Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 68/2014 quy định Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân;
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Các cổ đông có quyền chuyển nhượng tự do cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp pháp luật hạn chế chuyển nhượng.
2. Đặc điểm Công ty cổ phần:
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; tối thiểu là 3, không giới hạn tối đa.
- Cấu trúc vốn: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua một hoặc nhiều cổ phần.
Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty? Tìm hiểu ngay thủ tục và chi phí thành lập công ty tại Hải Phòng
- Chế độ trách nhiệm: hữu hạn
- Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
- Cổ đông tự do chuyển nhượng trừ trường hợp pháp luật hạn chế.
- Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Công ty được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.
- Việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông chỉ được tiến hành khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
- Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo hai mô hình quy định.
3. Đánh giá về mô hình Công ty cổ phần:
Ưu điểm
- Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro thấp.
- Quy mô hoạt động lớn, dễ mở rộng do không giới hạn số lượng tối đa cổ đông.
- Khả năng huy động vốn, kêu gọi đầu tư cao thông qua việc phát hành cổ phiếu.
- Giữa quản lý và sở hữu, công ty có tính độc lập cao, có thể phát huy hết vai trò của người quản lý và vận hành công ty hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Số lượng cổ đông lớn có thể gây mâu thuẫn về mặt lợi ích, khó thống nhất trong việc điều hành.
- Khả năng bảo mật bị hạn chế do phải công khai kinh doanh và tài chính cho các cổ đông.
4. Thủ tục thành lập
Công ty cổ phần nộp hồ sơ thành lập theo cách:
- Nộp trực tuyến qua địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
- Hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
5. Điều lệ mới về Công ty cổ phần
Công ty cổ phần phải có đầy đủ Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi hay bổ sung trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.
Mẫu điều lệ
Trong Điều lệ đăng ký phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của cổ đông hoặc người ủy quyền.
6. Cơ cấu tổ chức
Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có thể lựa chọn tổ chức quản lý một trong hai mô hình sau, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thi không bất buộc phải có Ban kiểm soát;
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
7. Các loại cổ phần
Cổ phần trong công ty được chia là 2 loại cổ phần là: Cổ phần phổ thông (bắt buộc phải có) và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm có: Biểu quyết, cổ tức, hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ quy định.
8 Quy định về chuyển nhượng cổ phần:
https://ketoansongkim.vn/upload/images/luu-y-khi-chuyen-nhuong-von-gop-trong-cong-ty.jpg
Chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần
Các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình tuy nhiên sẽ có trường hợp hạn chế theo quy định của nhà nước hay do Điều lệ của công ty (được ghi trên cổ phiếu tương ứng).
Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình trong Đại hội đồng cổ đông trong 3 năm đầu sau khi thành lập.
Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp thông tin về 8 quy định đáng chú ý nhất về Công ty cổ phần. Chúng tôi mong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này.